Cách trị nổi mề đay mẩn ngứa tận gốc không tái phát
Mề đay mẩn ngứa là bệnh da liễu. Đây là căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải từ trẻ em
cho tới người già. Không phải ai cũng nắm rõ được các triệu chứng, và biết được nguyên nhân
do đâu bệnh lại xuất hiện. Cũng như nhiều bệnh khác, khi người bệnh mắc mẩn ngứa da,
thì mong mỏi lớn nhất của người bệnh, chính là có thể tìm kiếm được cho mình bài thuốc trị
mẩn ngứa tận gốc không tái phát. Bài viết này, chúng tôi xin gửi tới các bạn những thông tin
chi tiết nhất, liên quan đến bệnh mẩn ngứa ngoài da: nguyên nhân, triệu chứng, và cách phòng
tránh. Đặc biệt là các cách dân gian trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả, được nhiều người tin dùng
đánh giá cao. Sau khi đọc bài viết này, hy vọng những ai đang gặp rắc rối về bệnh mề đay, đều
sẽ tìm được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Viên AZ White–Công Dụng–Cách Phân Biệt Và Cách Sử Dụng
“TINH HOA” TÂY PHƯƠNG – MỊN MÀNG TỰ NHIÊN, SÁNG RỠ NGỌC NGÀ.
Tinh Bột Nghệ-Công Dụng-Cách Phân Biệt Và Giá Sản Phẩm
I/ Nổi mề đay mẩn ngứa là gì, nguyên nhân do đâu ?
Nổi mề đay là tình trạng trên da xuất hiện những nốt sẩn đỏ, rất ngứa và khó chịu. Đây là căn
bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, do sự tác động của chất trung gian hóa học histamin.
Bệnh mề đay mẩn ngứa theo các chuyên gia cho biết có khoảng 15-20% người mắc bệnh, ai
cũng có thể trở thành đối tượng của bệnh. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới đặc biệt l
à chị em phụ nữ sau sinh.
Nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải mề đay mẩn ngứa có thể kể đến như:
Ăn uống dị ứng với một số loại thực phẩm: Nhiều người khi ăn những thực phẩm giàu chất
đạm, dễ gây kích ứng như các loại hải sản, thịt bò, tôm, cua, cá, thịt gà, nhộng tằm hay đồ ăn
cay nóng và một số đồ uống có cồn thì thường dễ mắc phải.
Yếu tố thời tiết: Thời điểm giao mùa, khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh khiến cho hệ thống
miễn dịch kém, sức đề kháng giảm, cơ thể khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Dị ứng với một số thành phần trong thuốc tây: hiện nay nhiều loại thuốc Tây trên thị trường
khi sử dụng có thể gây ra tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa. Nhóm thuốc có nguy cơ cao gây
nên tình trạng này là các loại kháng sinh, thuốc giảm đau, gây mê, kháng viêm,..
Mắc bệnh về gan: Khi mắc phải các bệnh về gan sẽ khiến chức năng gan suy yếu, dẫn tới khả
năng đào thải các độc tố của gan bị gián đoạn, khiến chất độc tích tụ trong cơ thể.
Ngoài ra bệnh còn xuất hiện do vi khuẩn, virus và các loại ký sinh trùng tồn tại trong cơ thể.
Triệu chứng để có thể nhận biết bệnh mề đay mẩn ngứa
Không phải bất cứ trường hợp nào ngứa trên da, cũng là hiện tượng của bệnh nổi mề đay mẩn
ngứa. Để có thể chẩn đoán đúng bệnh và có cách điều trị đúng hướng thì người bệnh cần chú
ý tới một số triệu chứng cụ thể của bệnh.
Triệu chứng của bệnh được chia thành hai trường hợp cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp mề đay cấp tính
Bệnh mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột rồi biến mất nhanh chóng sau vài giờ hoặc một
vài ngày. Tác nhân chủ yếu thường gây nên mề đay cấp tính là do tiếp xúc với chất dị ứng, do
thức ăn hoặc thuốc. Phản ứng ngứa nổi mẩn đỏ, da sưng phù và kèm theo một số phản ứng
khác, như rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp hoặc tụt huyết áp. Trường hợp nặng, người bị cấp tính
có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.
– Đối với trường hợp mề đay mãn tính
Các triệu chứng dị ứng nổi mẩn đỏ, ngứa da do bệnh mãn tính thường xuất hiện kéo dài liên
tục trong nhiều ngày, và có khi là kéo dài hơn 2 tuần. Việc dùng thuốc chỉ làm giảm các triệu
chứng tức thời, nhưng sau đó bệnh lại tái phát trở lại.
II/ Lựa chọn phương pháp điều trị mề đay mẩn ngứa phù hợp
Hiện nay, bệnh mề đay mẩn ngứa xuất hiện ngày càng nhiều, chính vì thế các lọai thuốc điều
trị bệnh được sản xuất nhiều hơn. Tùy theo mức độ bệnh mà có thể áp dụng phương pháp
điều trị phù hợp. Để điều trị bệnh mề đay, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp chủ
yếu như điều trị bằng thuốc tây, các bài thuốc nam lưu truyền trong dân gian. Và các bài
thuốc Đông y gia truyền. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hiệu quả nhất định.
Vậy người bệnh nên sử dụng phương pháp nào để điều trị, hãy tìm hiểu ưu nhược điểm của
từng phương pháp để có thể lựa chọn đúng đắn, giúp điều trị và tránh những biến chứng
đáng tiếc có thể xảy ra.
1/ Đối với phương pháp điều trị bằng thuốc Tây trị mề đay
Các loại thuốc được sử dụng có thể là thuốc kháng histamin và các loại thuốc chống dị ứng
như : Chlopheniramin, Claritine, Cetirizine, Loratadine, Fexofenadine,… Trong trường hợp bị
nổi mề đay và ngứa dữ dội, thì có thể dùng các loại thuốc dạng bôi như: Mentol 1%, dung
dịch calamine hoặc corticoid dạng bôi. Việc điều trị bằng thuốc tây, người bệnh không được
tự ý sử dụng mà cần tuân theo những chỉ định của Bác sĩ. Tình trạng mề đay sẽ được kiểm
soát nếu sử dụng thuốc đúng liều lượng.
Ưu điểm: Sử dụng Tây y điều trị khá tiện lợi, mang lại tác dụng giảm nhanh các triệu chứng.
Nhược điểm: Thuốc Tây thường chỉ giúp làm giảm nhanh triệu chứng bệnh, chứ không mang
lại hiệu quả điều trị lâu dài, bệnh thường tái phát trở lại. Đôi khi tái phát có thể nặng hơn.
Thuốc tây y có giá thành tương đối cao, việc bệnh tái phát lại nhiều lần bạn sẽ phải tốn một
khoản chi phí không nhỏ cho việc dùng thuốc.
Dùng thuốc Tây y thường gây ra các tác dụng phụ, khi dùng thuốc lâu có thể gây nhờn thuốc.
2/ Điều trị mề đay bằng các bài thuốc dân gian
Những bài thuốc dân gian được sử dụng rộng rãi và lưu truyền từ xa xưa tới nay. Đó là những
bài thuốc được sử dụng khi mà nền y học chưa phát triển, tuy nhiên hiệu quả mà những bài
thuốc này mang lại cũng vô cùng bất ngờ. Người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu quen
thuộc dễ kiếm để điều trị như : lá khế , lá kinh giới, lá hẹ, lá đơn đỏ,…
Ưu điểm: Không thể phủ nhận ưu điểm những bài thuốc điều trị bệnh từ dân gian mang lại.
Một phương pháp điều trị dễ làm, dễ thực hiện, chi phí thấp và tương đối an toàn.
Trị mề đay bằng cách tắm nước lá khế
Công dụng: Lá khế là vị thuốc chữa ngứa nổi mề đay khá quen thuộc trong đông y. Loại thảo
dược này có tác dụng bài trừ phong nhiệt, giải độc, làm mát da nên có khả năng chống dị ứng,
cắt đứt nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu.
Chuẩn bị: 200g lá khế
Cách thực hiện: Nấu sẵn một nồi nước tắm khoảng 2-3 lít. Rửa sạch số lá khế đã chuẩn bị,
dùng tay vò nát. Cho lá khế vào nồi, đun sôi kỹ khoảng 10 phút. Đợi nước nguội rồi tắm.
Phần bã lá khế có thể dùng chà sát lên da để tăng hiệu quả. Đây là một trong hai cách tắm lá
khế trị bệnh cho hiệu quả tốt nhất còn được dân gian lưu truyền đến ngày nay.
Cách chữa mề đay bằng cây sài đất
Công dụng: Tiêu độc, giảm ngứa, làm các nốt mẩn đỏ mau lặn. Ngoài ra bài thuốc từ cây sài
đất còn có tác dụng chữa rôm sảy ở người lớn và trẻ em, chữa mụn nhọt, chốc đầu.
Chuẩn bị: 50g sài đất khô hoặc 100g tươi
Cách thực hiện: Đem sài đất sắc cô đặc lấy nước uống 1-2 lần / ngày trong 7 ngày liên tục.
Trường hợp bị nổi bệnh toàn thân nên dùng sài đất nấu nước tắm để cho tác động sâu hơn.
Chữa nổi mề đay mẩn ngứa bằng lá kinh giới
Chuẩn bị: 200g cây kinh giới, bao gồm cả ngọn và hoa.
Cách thực hiện: Đem băm nhỏ lá rồi nấu với 2 lít nước sôi. Dùng để xông hơi 2 ngày/ lần cho
đến khi khỏi bệnh. Đơn giản hơn có thể dùng lá kinh giới sao nóng và chườm vào chỗ da bị
nổi mề đay sẽ giúp giảm ngứa rất nhanh.
Công dụng: Liệu pháp xông hơi giúp đưa các thành phần kháng, viêm, giảm ngứa trong tinh
dầu lá kinh giới, thấm sâu qua da và phát huy hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra cách này còn giúp
kích thích lưu thông khí huyết và thải độc cho da, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nha đam trị nổi mề đay mẩn ngứa rất hay
Chuẩn bị: 1 lá nha đam tươi
Cách thực hiện: Trước tiên bạn hãy gọt bỏ hết phần vỏ nha đam màu xanh phía ngoài. Cắt
nhỏ phần gel nha đam bên trong cắt lát mỏng hoặc xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên khu
vực da cần điều trị. Mỗi ngày đắp nha đam 2 lần, thực hiện liên tiếp bệnh sẽ được cải thiện.
Công dụng: Cây nha đam có rất nhiều ứng dụng trong đời sống nhờ có nhiều tác dụng quý
giá. Không chỉ dùng làm thực phẩm, nha đam còn được sử dụng trong làm đẹp, chế biến mỹ
phẩm. Nhờ có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cao, nha đam được sử dụng như một vị
thuốc chữa các bệnh lý ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, viêm da…
Bí quyết chữa bệnh nổi mề đay bằng lá tía tô
Chuẩn bị: 100g lá tía tô tươi, 1/2 lít nước
Cách thực hiện: Giã nát lá tía tô rồi đem đun sôi kỹ. Gạn lấy nước chia làm 2 phần đều nhau
uống vào buổi sáng và buổi tối.
Công dụng: Nước lá tía tô có tác dụng làm ấm cơ thể, tán hàn, chữa bệnh do lạnh.
Ngoài ra, nó còn bổ sung thành phần vitamin A, C, canxi, sắt, photpho, giúp tăng sức đề
kháng cho da.
Chữa nổi mề đay bằng lá đơn đỏ
Chuẩn bị: 40g lá đơn đỏ khô hoặc 80g lá tươi
Cách thực hiện: Số thuốc đã chuẩn bị đem nấu với 1 lít nước. Sắc cho cô đặc còn 600ml thì
gạn ra, chia đều làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối. Theo kinh nghiệm của một số
bệnh nhân, nếu hợp thuốc thì sau 2-3 ngày bệnh sẽ khỏi dứt.
Công dụng: Với đặc tính mát vốn có, lá đơn đỏ là một phương thuốc thanh nhiệt, giải độc
hữu hiệu. Mẹo chữa mề đay này thích hợp cho những trường hợp bị bệnh do nóng trong,
tích tụ nhiều nhiệt độc trong cơ thể.
Cách trị nổi mề đay bằng cây chó đẻ răng cưa
Chuẩn bị: 1 nắm cây chó đẻ răng cưa tươi
Cách thực hiện: Sau khi hái thuốc về, bạn rửa cây chó đẻ nhiều lần nước cho sạch đất cát
và bụi bẩn, ngâm trong nước muối pha loãng để khử khuẩn. Sau đó chỉ việc giã nát cây
chó đẻ và đắp lên vùng da bị bệnh. Thực hiện 2-3 lần trong ngày để nhanh có kết quả.
Công dụng:Cây chó đẻ có tác dụng làm mát gan, giải độc. Dùng cho các trường hợp
thường xuyên bị nổi ngứa do chức năng gan bị suy giảm.
Lá hẹ chữa bệnh nổi mề đay
Chuẩn bị: Lá hẹ tươi 1 nắm khoảng 200g
Cách thực hiện: Cắt lá hẹ thành những đoạn dài cỡ 2 đốt ngón tay, cho vào cối giã nát. Dùng
một miếng vải sạch lọc lấy nước cốt lá hẹ rồi thoa lên da. Để như vậy 15 phút sau
mới rửa lại. Mỗi ngày bôi khoảng 2 lần.
Công dụng: Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy trong lá hẹ đặc biệt chứa nhiều hoạt chất
odorin. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt mà lại
không gây tác dụng phụ cho da. Ngoài cách trên, còn rất nhiều cách chữa mề đay bằng lá
hẹ khác cũng hiệu quả không kém. Bạn có thể tham khảo để biết thêm nhiều bài thuốc quý
giá để áp dụng cho bản thân và gia đình.
Uống nước cà gai leo trị bệnh mề đay
Chuẩn bị: 16-20g cà gai leo
Theo lương y Vũ Duy Khánh ( Hiệp hội Đông y Hà Nội): Người bị nổi bệnh chỉ cần dùng cà
gai leo với liều lượng như trên đem sắc lấy nước uống 2-3 lần một ngày.
Bài thuốc nam trị bệnh mề đay này thích hợp với các trường hợp bị dị ứng nhẹ.
Công dụng: Cà gai leo có tác dụng giải độc gan, chống dị ứng, giảm ngứa, giảm sưng đỏ trên
da – những triệu chứng thường gặp của bệnh.
Chữa nổi mề đay bằng cây đinh lăng
Chuẩn bị: 80g lá đinh lăng khô ( tương đương 160g lá khô)
Cách thực hiện: Sắc lá đinh lăng với nữa lít nước. Khi nước cạn còn một nửa thì gan ra, chia
uống 2 lần khi thuốc còn ấm.
Công dụng: Trong nhiều tài liệu của Y học cổ truyền ghi nhận, lá đinh lăng có tính mát. Nó
giúp đả thông kinh mạch, bồi bổ khí huyết, giải độc, chống dị ứng da, làm tăng sức đề
kháng cho cơ thể.
III/ Cần kiêng những gì để điều trị nổi mề đay hiệu quả?
Đối với những bệnh nhân mẩn ngứa, để việc điều trị được hiệu quả, ngoài việc sử dụng
thuốc thì nên kiêng một số loại thức ăn dưới đây:
Không sử dụng những loại đồ ăn thức uống có chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc
lá, đồ cay nóng, kiêng những thức ăn nhiều đạm như cá, tôm, thịt bò… vì chúng sẽ kích thích
các nốt mề đay nổi nhiều hơn.
Tăng cường ăn những thực phẩm giàu vitamin C, ăn nhiều hoa quả, rau xanh đồ ăn dễ tiêu.
Khi bị bệnh bạn nên hạn chế đến mức tối thiểu ăn đường, bởi chất ngọt sẽ khiến tình trạng
dị ứng nổi mẩn đỏ nặng thêm.
IV/ Phòng ngừa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa
Để có thể phòng và điều trị bệnh tận gốc không tái phát. Người bệnh cần áp dụng các
biện pháp phòng tránh bệnh trong sinh hoạt, phòng ngừa tác nhân gây bệnh.
Người bệnh nên ghi nhớ nguyên tắc phòng bệnh mề đay hiệu quả sau đây:
Trường hợp bạn bị nổi bệnh do thời tiết, trời lạnh thì nên mặc ấm, hạn chế tối đa việc tiếp
xúc trực tiếp với gió lạnh.
Khi bạn bị mề đay do dị ứng thực phẩm như hải sản, thịt gà, trứng thì bạn nên tránh xa
những thực phẩm gây dị ứng đó.
Hạn chế dùng các loại mỹ phẩm, nếu dùng thì cần phải lựa chọn loại phù hợp với làn da của
bạn, không nên sử dụng tùy tiện dễ gây dị ứng, mẩn đỏ,ngứa trên da.
Luôn luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, chú ý chế độ ăn uống, luyện tập khoa học để củng cố lại hệ
miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, vi khuẩn, virus gây bệnh không thể xâm nhập.
Khi sử dụng thuốc trong điều trị phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Bởi với một số thuốc
sẽ gây ra tác dụng phụ, gây chóng mặt hoặc nặng hơn là ngộ độc.
Qua bài viết này, hy vọng đã cung cấp được tới các bạn những thông tin hữu ích liên quan
đến bệnh mề đay mẩn ngứa.
Các bạn hãy chia sẻ bài viết tới nhiều người hơn nữa, để các bệnh nhân mề đay mẩn ngứa,
sớm phát hiện ra bệnh và tìm được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Chào các bạn.