Kem Permethrin Thuốc Trị Ghẻ Ngứa Và Chấy Rận

Tác dụng phụ của thuốc trị ghẻ Permethrin là gì?

Kem bôi Permethrin là một loại thuốc kê theo toa được dùng để điều trị bệnh ghẻ ngứa do cái ghẻ, chấy và rận. Thuốc chống chỉ định với những người bị mẫn cảm với thành phần permethrin hay người bị viêm, rách da.

Tên hoạt chất: Permethrin
Thương hiệu:Elimite, Nix, Acticin
Tên gọi chung: Permethrin
Nhóm thuốc: Peesulicides.
Dạng bào chế và hàm lượng: Kem Elimite 5% (30mg, 60mg), lotion 1%.

Kem bôi Permethrin là một loại thuốc kê theo toa được dùng để điều trị bệnh ghẻ
Kem bôi Permethrin là một loại thuốc kê theo toa được dùng để điều trị bệnh ghẻ

Tìm hiểu về  Kem Permethrin

1. Permethrin có tác dụng gì?

Kem Permethrin là thuốc thuộc nhóm thuốc Pyrethrins, nó hoạt động bằng cách làm tê liệt và giết chết cái ghẻ, mạt, ve và trứng của chúng. Chính vì vậy, Permethrin được chỉ định sử dụng để điều trị ghẻ ngứa do cái ghẻ, chấy rận, mạt, ve gây ra, giúp ngăn ngừa tình trạng kích ứng và nhiễm trùng trên da.

2. Kem Permethrin được dùng như thế nào?

Permethrin là một loại thuốc chỉ dùng bôi ngoài da. Thuốc có thể được bôi lên bất kỳ vùng da nào theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng Permethrin, người bệnh chỉ nên bôi với lượng nhỏ theo chỉ định. Và sau 8 – 14 tiếng, bệnh nhân nên rửa sạch lại da.

Bên cạnh đó, không nên để thuốc dây vào mắt, miệng, mũi và âm đạo. Nếu Permethrin có lỡ vướng vào, nên rửa sạch bằng nước lạnh và tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp chấm dứt cơn ngứa.

Cách Trị Ghẻ Ngứa Dân Gian Hiệu Quả Từ Thảo Dược

Permethrin là một loại thuốc chỉ dùng bôi ngoài da.
Permethrin là một loại thuốc chỉ dùng bôi ngoài da.

Hướng dẫn các bước bôi kem Permethrin:

Đầu tiên bạn nên vệ sinh vùng da bị ghẻ thật sạch và lau khô.
Tiếp đó, bôi một lớp kem Permethrin thật mỏng lên da. Thoa đều kem ở những chỗ nếp gấp, khe hở giữa các ngón chân, quanh eo và mông.
Để kem trên da từ 8 – 14 giờ rồi sau đó rửa sạch kem bằng cách tắm.
Sau khi dùng Permethrin điều trị da có thể bị ngứa. Điều này không có nghĩa là việc dùng kem trị ghẻ thất bại. Nếu sau 14 ngày điều trị bạn vẫn thấy chấy, rận còn sống, khi đó bạn nên lặp lại quá trình trị liệu bằng Permethrin. Nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi liều lượng phù hợp.

3. Liều dùng kem Permethrin như thế nào là hợp lý?

. Liều dùng thông thường dành cho người lớn
Đối với người lớn mắc bệnh ghẻ: Sử dụng kem dùng ngoài da Permethrin 5%. Thoa kem lên da kỹ lưỡng từ đầu cổ đến lòng bàn chân, đặc biệt chú ý thoa đều các nếp gấp. Và tắm lại bằng nước sạch sau khi bôi 8 – 14 tiếng.
Trường hợp Permethrin trị chấy:

Dùng kem bôi 1%: Thoa đều kem lên tóc như dầu gội rồi lau khô cho kem thấm đều tóc và da đầu. Giữ nguyên trên tóc trong vòng 10 phút rồi gội lại bằng nước sạch. Sau đó, dùng lược hoặc tay để loại bỏ trứng chấy còn sót lại trên tóc.
Dùng dung dịch 1%: Cho dung dịch vào lòng bàn tay và thoa đều lên tóc, đặc biệt là vùng da sau gáy và tai. Để yên trên tóc 10 phút và gội lại bằng nước lạnh.
. Liều dùng thuốc Permethrin dành cho trẻ em
Đối với trường hợp trẻ em mắc bệnh ghẻ: Dùng Permethrin 5%.

Trường hợp bị chấy: Dung dịch 1%.

Thuốc Đặc trị bệnh Ghẻ Ngứa:

LindaneThuốc Eurax Thuốc Dep

4. Tác dụng phụ của thuốc trị ghẻ Permethrin là gì?

Sau khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ không muốn như:

Da xuất hiện phát ban nhẹ gây ngứa.
Nổi mẩn đỏ nhẹ, đau như châm chích.
Ngứa ran hoặc bị tê ở vùng da bị bôi thuốc.
Ngoài các phản ứng phụ ít nghiêm trọng này, nếu gặp bất kỳ những triệu chứng nào trong tất cả những triệu chứng dưới đây, bệnh nhân nên gọi ngay cho bác sĩ.

Vùng da bôi thuốc bị kích ứng ngày càng nặng.
Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, mủ trên da.
Khó thở.
Ngoài ra, Permethrin còn gây nên nhiều tác dụng phụ khác. Vì vậy, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề bất thường xảy ra với cơ thể trong thời gian sử dụng thuốc.

 Tác dụng phụ của thuốc trị ghẻ Permethrin là gì?
Tác dụng phụ của thuốc trị ghẻ Permethrin là gì?

Thuốc Đặc trị Ghẻ Ngứa:

Benzyl BenzoateGextra-300Crotamiton StadaSpregal

5. Trước khi dùng Permethrin người bệnh cần lưu ý những điều gì?

Không chỉ riêng kem bôi Permethrin, trước khi quyết định dùng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên cân nhắc rủi ro và lợi ích của thuốc. Đối với thuốc trị ghẻ Permethrin, bệnh nhân nên xem xét các yếu tố sau đây:

. Dị ứng
Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn từng bị dị ứng với thuốc này hoặc bất cứ thuốc nào khác. Ngoài ra, cũng đừng quên thông báo cho nhân viên y tế biết nếu bạn bị dị ứng với chất bảo quản, thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm,…

. Đối tượng sử dụng
Trẻ em: Thông thường, các nghiên cứu thuốc Permethrin chỉ mới được thực hiện ở người lớn. Và cho đến hiện nay vẫn không có thông tin cụ thể nào khi so sánh việc dùng pentosan ở trẻ em với các nhóm tuổi khác, độ tuổi nào đạt kết quả tốt và an toàn hơn.

Người cao tuổi: Thông thường, có nhiều loại thuốc chưa được nghiên cứu cụ thể ở người cao tuổi. Chính vì vậy, không thể biết chính xác Permethrin có hoạt động hiệu quả ở người lớn tuổi hay không.

Kem Permethrin có an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú?

Vẫn chưa có thông tin cụ thể về kem bôi Permethrin có thực sự an toàn với mẹ bầu và phụ nữ mang thai hay không. Bởi chưa có nghiên cứu đầy đủ được thực hiện để xác định độ an toàn và hiệu quả của loại kem này khi dùng ở đối tượng mang bầu.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng không biết liệu các hoạt chất chứa trong Permethrin có đi vào sữa và gây hại cho con. Vì vậy, tốt nhất khi muốn sử dụng thuốc, bạn nên nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ.

Thuốc tương tác với Permethrin

Thông thường, tương tác giữa các thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của Permethrin. Vì vậy, trước khi dùng thuốc nên thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang sử dụng. Dựa vào đó, chuyên viên y tế sẽ biết cách thay đổi liều dùng hoặc đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

Cách bảo quản thuốc Permethrin

Thuốc Permethrin được bảo quản trong lọ kín, nhiệt độ không quá 40 độ C.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đồng thời tránh ẩm và tránh xa các vật dễ cháy.
Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em, khi nào dùng mới mở.

Cái Ghẻ-Hình Dáng-Đặc Điểm Và Cách Trị Cái Ghẻ 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *