Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da, là một trong số những bệnh, được xếp vào bệnh chàm
Eczema, biểu hiện bệnh chỉ tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc rìa ngón tay, ngón chân.
Bệnh Tổ Đỉa-Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Hiệu Quả
Viên AZ–Công Dụng–Cách Phân Biệt Và Cách Sử Dụng
“TINH HOA” TÂY PHƯƠNG – MỊN MÀNG TỰ NHIÊN, SÁNG RỠ NGỌC NGÀ.
1.Nguyên nhân gây bệnh nấm tổ đỉa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tổ đỉa, bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn mà
còn xuất hiện ở trẻ em, bệnh thường xuất phát từ những nguyên nhân như:
Cơ địa của người bệnh dị ứng khi tiếp xúc với hóa chất trong sinh hoạt, cũng như trong
công nghiệp như: xà phòng, xăng dầu, xi măng…
Tinh Bột Nghệ-Công Dụng-Cách Phân Biệt Và Giá Sản Phẩm
Đất bị nhiễm khuẩn, nguồn nước có chứa liên cầu khuẩn cũng có thể là tác nhân gây bệnh.
Tình trạng nhiễm nấm ở kẽ chân mà chúng ta hay mắc phải, cũng có thể phát triển và hình
thành bệnh nấm tổ đỉa.
Ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết, nóng lạnh thất thường, ăn uống thực phẩm lạ, dễ kích
ứng cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh
-: Bệnh Chàm-Nguyên Nhân-Triệu Chứng Và Cách Trị Chàm
*_XEM THÊM:_ RĂNG ĐẸP-CÁCH LÀM TRẮNG RĂNG TẠI NHÀ
2.Triệu chứng dấu hiệu bệnh tổ đỉa
Nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh, sẽ giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn,
và quá trình điều trị cũng sẽ đơn giản, ít tốn kém hơn. Thông thường khi mắc bệnh tổ đỉa,
người bệnh hay có những triệu chứng như sau:
Trên da xuất hiện mụn nước nhỏ có màu trắng trong, với kích thước khoảng 1mm, nằm sâu,
chắc và khó vỡ.
Những mụn nước thường tập trung thành từng chùm, hoặc thành một bóng nước lớn.
Biểu hiện bệnh xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, và lòng bàn chân hoặc rìa bàn tay, rìa bàn chân.
Bạn cần lưu ý là bệnh tổ đỉa thường không phát triển vượt quá cổ tay và cổ chân.
Người bệnh có cảm giác ngứa rát, khó chịu. Còn những nốt mụn nước thường tự vỡ, rồi để lại
điểm dày sừng màu vàng đục gây tróc da. Khi mụn nước bị vỡ cũng dễ gây nhiễm khuẩn, sưng
tấy, nổi hạch và phát sốt.
Bệnh thường phát triển và tái phát theo từng chu kì, phát triển trong nhiều năm, và gây cản
trở cho sinh hoạt, và trong công việc hành ngày.
+_CÁCH TRỊ GHẺ NGỨA DÂN GIAN HIỆU QUẢ BẰNG THẢO DƯỢC
+_XEM THÊM: BỘT SẮN DÂY-CÁCH LÀM VÀ CÁCH NHẬN BIẾT BỘT NGUYÊN CHẤT
3.Bệnh tổ đỉa có lây không..?
Những mụn nước khi mắc bệnh tổ đỉa bị vỡ, sẽ làm bệnh nhanh chóng lây lan sang các vùng
da khác. Nhưng bệnh không có khả năng lây lan cho người khác. Vì vậy bạn cũng không nên
quá lo lắng khi mắc bệnh, hoặc khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
Những triệu chứng bệnh tổ đỉa sẽ kéo dai dẳng, nếu chúng ta không áp dụng các biện pháp
chữa trị bệnh. Đồng thời, bệnh sẽ rất dễ tái phát, nếu chúng ta áp dụng các biện pháp không
thực sự triệt để. Tùy vào từng trường hợp, mà người bệnh nên áp dụng các biện pháp chữa trị
phù hợp. Sau đây là một số cách chữa bệnh tổ đỉa đang được áp dụng hiện nay.
Cách điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả hiện nay
4.Những cách chữa bệnh tổ đỉa từ dân gian
Bạn đừng quá lo lắng khi không may mắc phải bệnh tổ đỉa. Nếu các triệu chứng ở mức độ nhẹ,
thì bạn chỉ cần dùng các nguyên liệu tự nhiên, là đã có thể kiểm soát được bệnh. Bạn có thể
thử một số cách mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.
Cách chữa dứt bệnh tổ đỉa bằng lá lốt
Không chỉ các thầy thuốc Đông y, mà Tây y cũng đã công nhận hiệu quả của nguyên liệu này,
trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm,
tính ấm có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống thường được dùng để chữa bệnh.
Còn theo Tây y, nguyên liệu này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp giảm ngứa và
điều trị triệu chứng viêm nhiễm do bệnh nấm tổ đỉa gây nên.
Việc điều trị bệnh bằng lá lốt được thực hiện như sau:
Lấy một nắm lá lốt rửa thật sạch rồi giã nát. Vắt lấy nước cốt pha với 30ml nước ấm
Dùng để uống trong ngày để khắc phục bệnh.
Riêng phẩn bã lá lốt có thể tận dụng đắp vào vùng da bị tổn thương để đẩy nhanh hiệu quả
điều trị bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài
Ngoài công dụng chữa tổ đỉa, lá lốt còn có tác dụng chữa một số bệnh ngoài da khác. Bạn có
thể tìm hiểu thêm công dụng chữa bệnh khác của lá lốt.
-XEM THÊM:- DƯỠNG MÔI-CÁCH DƯỠNG MÔI HỒNG TỰ NHIÊN
DƯỠNG TÓC-NHỮNG CÁCH DƯỠNG-CHĂM SÓC TÓC ĐẸP NHƯ Ý
Điều trị dứt điểm bệnh nấm tổ đỉa bằng lá trầu không
Lá trầu không là một trong những loại cây gia vị và vị thuốc, trong lá trầu có chứa nhiều tinh
dầu, đặc biệt là betel-phenol, một trong những chất có tác dụng hạ khí, tiêu viêm, diệt khuẩn,
sát trùng đồng thời chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng kháng khuẩn giúp tiêu
diệt nhiều virus, vi khuẩn gây hại.
Lá trầu không có tinh chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp trị bệnh tổ đỉa hiệu quả.
Bạn có thể kết hợp phèn chua và lá trầu không để trị bệnh tổ đỉa theo các bước như sau:
Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch rồi vò nát bỏ vào chậu, thả thêm 1 cục phèn chua vào.
Cho nguyên liệu vào đun sôi với nước. Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm vùng da bị tổ đỉa.
+ CÁCH TRỊ GÀU-NHỮNG CÁCH TRỊ GÀU HIỆU QUẢ TẬN GỐC
+ TRỊ NÁM DA-CÁCH TRỊ NÁM TÀN NHANG HIỆU QUẢ
Chữa hết bệnh tổ đỉa nhờ tỏi
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh, trong tỏi có nhiều vitamin và khoáng chất,
có tác dụng điều trị rất tốt các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa. Việc điều trị bằng
nguyên liệu này, được tiến hành theo các bước như sau:
Chữa trị bệnh tổ đỉa bằng tỏi
Rượu được làm từ tỏi có khả năng chữa bệnh tổ đỉa rất hiệu quả
Chuẩn bị: 5 củ tỏi tươi và 250ml rượu trắng. Tỏi đập dẹp rồi ngâm với rượu trong 10 ngày.
Mỗi lần dùng lây bông chấm rượu tỏi bôi lên vùng da bị tổ đỉa.
Để yên trong khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
+:Bệnh Bạch Biến-Những Cách Chữa Trị Bệnh Hiệu Quả Nhất
Cách dùng cây ké đầu ngựa trị bệnh nấm tổ đỉa
Trong thành phần của cây ké đầu ngựa có chứa nhiều iot, nhiều vitamin C. Ngoài ra theo
Đông y loại cây này có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp hiệu quả.
Bài thuốc bằng cây ké đầu ngựa được thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 45g mỗi loại gồm cây ké đầu ngựa và hạ khô thảo, 30g vỏ núc nác, 20g sinh địa,
15g hạt dành dành.
Đem tất cả nguyên liệu đi sao vàng rồi tán thành bột.
Vo thành viên bằng viên bi rồi mỗi bữa ăn uống 1 viên.
Áp dụng trong khoảng 7 ngày sẽ thấy có hiệu quả tốt.
Hướng dẫn chữa trị bệnh tổ đỉa bằng lá đào
Nhắc đến mẹo chữa bệnh tổ đỉa này ắt hẳn nhiều người sẽ tỏ ra nghi ngờ, không hiểu tại sao lá
đào cũng có khả năng trị bệnh tổ đỉa. Theo lý giải của y học cổ truyền, lá đào có vị ngọt, tính
bình, giúp giải độc và kháng khuẩn tốt. Lá đào được biết đến, như một phương pháp điều trị
bệnh da liễu nói chung, và bệnh tổ đỉa nói riêng từ dân gian lâu đời nhất.
Nguyên liệu: 100g lá đào tươi, 1/3 thìa cà phê muối ăn
– Cách làm:
Lá đào bạn nên sử dụng ngay sau khi hái xuống, bởi lúc này các dược chất vẫn còn giữ được
nguyên vẹn. Như vậy sau khi rửa sạch, bạn đem giã nát lá đào chung với muối.
Vệ sinh vùng da bị bệnh rồi đắp hỗn hợp này lên
Dùng băng gạc cố định thuốc trên da 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Mỗi ngày thực hiện cách này một lần sẽ giúp giảm ngứa, làm tổn thương trên da mau lành.
Bạn nên tham khảo thêm về cách chữa bệnh này trong bài viết: Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng
lá đào, để biết được những lưu ý quan trọng khi dùng lá đào chữa bệnh.
Muốn áp dụng các cách điều trị này, bạn cần phải kiên trì và thực hiện thường xuyên. Những
cách này tuy có tác dụng tốt, nhưng lại khá chậm, các tinh chất sẽ từ từ thấm vào da, và thực
hiện quá trình điều trị bệnh.
5.Cách chữa tổ đỉa bằng thuốc tây
Ngoài các cách dân gian, bạn cũng có thể tham khảo cách chữa bằng thuốc tây theo chỉ định
của bác sĩ. Dựa theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định việc sử dụng
thuốc cho phù hợp.
Thông thường sẽ có thuốc điều trị tại chỗ, và thuốc có tác dụng toàn thân, cụ thể như sau:
Thuốc tây luôn là sự lựa chọn của những người bị tổ đỉa nặng. Tùy theo phạm vi bị bệnh và
triệu chứng mắc phải, bạn có thể dùng thuốc điều trị tại chỗ dạng thuốc mỡ, kem bôi hay các
loại thuốc uống, thuốc tiêm. Mặc dù vậy cũng không nên quá lạm dụng, và tùy tiện sử dụng
bừa bãi, vì thuốc tây cũng có thể gây phản tác dụng, khiến tình trạng bệnh tổ đỉa thêm nặng.
Đồng thời các tác dụng phụ của thuốc tây, cũng phát sinh nhiều mối nguy khác cho sức khỏe.
*Thuốc điều trị tổ đỉa tại chỗ: Thuốc tím
Dùng ngâm rửa khu vực da bị bệnh để tiêu diệt, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Khi sử dụng
cần pha loãng thuốc tím với nước ấm và ngâm trong 15-20 phút, sau đó dùng khăn mềm
thấm khô da.
Cồn BSI ( nồng độ 1-3%) điều trị bệnh tổ đỉa tại chỗ
Cồn BSI có tác dụng sát khuẩn nhẹ, và kích thích làm bong tróc lớp vảy sừng khô cứng trên da.
Thuốc được sử dụng bằng cách, dùng bông gòn chấm trực tiếp lên vùng da bị bệnh 1-3 lần/
ngày. Tránh bôi cồn BSI trên diện rộng hoặc sử dụng trong thời gian dài, vì có thể gây nhiều
tác dụng phụ như kích ứng, châm chích ở da, mòn da, chóng mặt, đau đầu…
Thuốc kháng khuẩn điều trị tổ đỉa tại chỗ
Bao gồm các thuốc như Milian, Eosine… Chúng được chỉ định trong các trường hợp tổ đỉa có
bóng nước to, và tạo mủ bên trong. Lúc này, cần dùng dụng cụ đã được tiệt trùng chọc bể
bóng nước, thấm hết dịch và bôi thuốc vào nơi bị tổn thương.
*Thuốc điều trị toàn thân
Thuốc kháng histamin điều trị tổ đỉa
Được chỉ định cho các bệnh nhân bị tổ đỉa do dị ứng. Thuốc có tác dụng ức chế giải phóng
histamin dưới da, từ đó giảm ngứa ngáy ở khu vực bị bệnh, ngăn chặn không cho bệnh phát
triển nặng hơn. Phổ biến nhất là các loại thuốc như: Loratadine, Chlopheniramine, Cetirizin
Thuốc kháng histamin có thể được sử dụng theo đường uống, hay đường bôi. Loại thuốc
này dù đem lại lợi ích rất lớn cho người bệnh, nhưng cũng có thể đem lại những tác dụng
phụ bất lợi cho sức khỏe như: đau đầu, tiêu chảy, trầm cảm, kích động, ngủ gà gật…
*Thuốc kháng sinh điều trị bệnh tổ đỉa
Khi da có biểu hiện bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh, để ngăn ngừa
nguy cơ bội nhiễm, viêm nhiễm nặng trên da. Các thuốc kháng sinh thường được sử dụng
trong điều trị bệnh tổ đỉa gồm:
-Kem bôi: Mupirocin, Fucidin, Neomycin + Thuốc uống: Cephalexin, Oxacillin, Cloxacillin
Khi dùng thuốc kháng sinh, bệnh nhân cần dùng đúng liều lượng, và thời gian theo chỉ định
của bác sĩ. Tránh tự ý giảm liều, ngưng thuốc đột ngột khi thấy bệnh tình đã thuyên giảm,
vì như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ lờn thuốc cao.
*Thuốc kháng nấm trị bệnh tổ đỉa:
Gồm có các loại thuốc như Miconazole, Ketoconazole, Mupirocin, Oxacillin… Thuốc được chỉ
định khi bệnh nhân bị tổ đỉa do nhiễm nấm.
*Thuốc ức chế miễn dịch dạng mỡ:
Thuốc ức chế miễn dịch, được sử dụng nhằm mục đích ngăn chặn các phản ứng quá mẫn, của
hệ miễn dịch khi da tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây bệnh.
Các loại thuốc dạng mỡ như Pimecrolimus, Tacrolimus tỏ ra khá hiệu quả đối với bệnh nhân
bị tổ đỉa. Chỉ những trường hợp bị nặng mới được dùng thuốc Corticosteroid vì loại thuốc này
có thể gây teo da, mỏng da và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.
*Tiêm Botulinum Toxin trị bệnh tổ đỉa nặng:
Một số bệnh nhân có thể được tiêm thuốc Botulinum Toxin, để chống co cơ nếu như bị tổ đỉa
quá trầm trọng.
Kết hợp chăm sóc điều trị, phòng ngừa bệnh tổ đỉa
Ngoài việc áp dụng các loại thuốc và phương pháp điều trị, bạn cũng cần phải điều chỉnh chế
độ sinh hoạt hợp lý. Điều này không những hỗ trợ các phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao
hơn, mà còn giúp phòng chống bệnh hiệu quả.
Bạn cần phải thường xuyên áp dụng các biện pháp sau:
Cách phòng tránh bệnh tổ đỉa
Cần thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ da, để phòng tránh bệnh tổ đỉa
Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, để hạn chế các loại vi khuẩn có thể tấn công, và làm tình trạng
bệnh ngày một trầm trọng. Thường xuyên cắt móng tay và giữ cho bàn tay khô ráo. Tránh
tình trạng dùng tay gãi, làm cho các mụn nước bị vỡ và nhiễm khuẩn. Chú ý bạn không nên
ngâm tay trong nước quá lâu, có thể làm ẩm lớp sừng, tạo điều kiện để vi khuẩn và nấm phát
triển mạnh hơn.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với xăng dầu, hóa chất, xà phòng và chất tẩy rửa. Nếu trong trường
hợp bắt buộc thì cần phải có biện pháp bảo vệ.
Kiêng cử chất gây dị ứng tăng nặng bệnh tổ đỉa
Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Người bệnh nên ăn
nhiều rau xanh và hoa quả tươi, để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sự phục hồi của da, và
tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó nên uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm cho
da. Ngoài ra nên hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia, Hải sản và các chất kích thích,
có thể làm da bị kích ứng, khiến cho những tổn thương trên da ngày càng trầm trọng.
Người bệnh cũng nên hạn chế tiếp xúc với chó mèo và vật nuôi… Vì lông thú nuôi nếu không
được vệ sinh thường xuyên, sẽ chứa rất nhiều tác nhân gây hại.
Qua những thông tin mà Thiên thanh thảo chia sẻ, hy vọng rằng các bạn đã hiểu hơn về cách
điều trị bệnh tổ đỉa. Để có thể nhanh chóng chấm dứt được tình trạng này, trong thời gian
ngắn nhất. Chúc các bạn thành công.
Chào các bạn.